;

Lượt xem: 29116

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ QUE NƯỚC TIỂU

Mã sản phẩm : 1533112531

Số lượng:

    HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ QUE NƯỚC TIỂU
     

    Kết quả xét nghiệm nước tiểu thông thường từ 1 đến 14 thông số chính. Các chỉ số kết quả khi làm xét nghiệm nước tiểu có thể phân tích bằng mắt thường bằng cách so với bảng mầu trên vỏ hộp hoặc đo bằng máy phân tích nước tiểu. Việc đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu phải do các chuyên gia y tế hoặc bác sỹ có kinh nghiệm có chuyên môn.

    Chỉ số pH đánh giá độ acid của nước tiểu.

    1. Các thành phần có trong các xét nghiệm nước tiểu

    SG (Specific Gravity – Trọng lượng riêng): Dấu hiệu giúp đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước). Bình thường SG từ 1.005 đến 1.030.

    LEU hay BLO (Leukocytes – Tế bào bạch cầu): Dấu hiệu giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Nếu dương tính nghĩa là nhiễm trùng đường tiểu, cần vệ sinh sạch sẽ và uống nhiều nước.

    NIT (Nitrit – Hợp chất do vi khuẩn sinh ra): Dấu hiệu cho biết tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

    pH (Độ acid): Bình thường từ 4,6 đến 8. Tăng khi nhiễm khuẩn thận (tăng hoặc có lúc giảm), suy thận mạn, hẹp môn vị, nôn mửa; giảm khi nhiễm ceton do tiểu đường, tiêu chảy mất nước.

    ERY (Tế bào hồng cầu): Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu khi viêm thận cấp, viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang, nhiễm trùng niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, xơ gan...

    PRO (Protein): Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu, giúp phát hiện bệnh tiền sản giật trong thai kỳ.

    GLU (Glucose – Đường): Glucose xuất hiện trong nước tiểu khi giảm ngưỡng thận, có bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tuỵ, glucose niệu do chế độ ăn uống. Có thể có ở phụ nữ mang thai.

    ASC (Soi cặn nước tiểu): Dấu hiệu giúp phát hiện các tế bào, trị niệu trong viêm nhiễm thận, đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu...

    KET (Ketone – Xeton): Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. Đôi khi xuất hiện ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai.

    UBG (Urobilinogen): Dấu hiệu giúp phát hiện bệnh xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, suy tim xung huyết có vàng da...

    BIL (Billirubin – Sắc tố màu da cam): Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.

    Blood (BLD): Dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận.

    Creatinine: chẩn đoán và đánh giá chức năng thận, chức năng lọc của thận

    Calcium: đo lượng canxi có trong nước tiểu để xác định có bao nhiêu canxi được bài tiết trong nước tiểu.

    Microalbumin: một chỉ báo sớm của tổn thương thận, sàng lọc những người có bệnh mãn tính như tiểu đường và cao huyết áp là những người có nguy cơ cao đối với tổn thương thận.

     

    * Xem thêm: ---> Máy xét nghiệm nước tiểu HTI CL-50 plus

    * Xem thêm: ---> Máy phân tích nước tiểu HTI CL-500

    * Xem thêm: --->  Que thử nước tiểu 10 thông số HTI UrineRS H10

    * Xem thêm: ---> Que thử nước tiểu 13 thông số HTI UrineRS H13

    * Xem thêm: ---> Que thử nước tiểu cho máy Siemens Clinitek status plus

     

    2. Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu

    - Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu

    Bình thường: âm tính.

    Chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.

    Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khẳng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. Bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.

    - Nitrate, Nitrite (NIT)

    Thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

    Bình thường âm tính.

    Chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.

    Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.

    Urobilinogen (UBG):

    Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.

    Bình thường không có.

    Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L.

    Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

    Billirubin (BIL):

    Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.

    Bình thường không có.

    Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L.

    Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

    Protein (pro), đạm:

    Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng

    Bình thường không có

    Chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L

    Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận... Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (h140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

    Chỉ số pH:

    Đánh giá độ acid của nước tiểu

    Bình thường: 4,6 - 8

    Dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

    Blood (BLD):

    Dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận.

    Bình thường không có.

    Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL.

    Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu.

    Specific Gravity (SG):

    Đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước).

    Bình thường: 1.005 - 1.030.

    Ketone (KET):

    Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.

    Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai.

    Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L.

    Đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng kentone, kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết lượng kentone, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào.

    Glucose (Glu):

    Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

    Bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai

    Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L

    Là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.

    Nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.

    Nếu có dấu hiệu thì nên đi làm Test đánh giá dung nạp glucose để có kết quả chính xác hơn.

    ASC (Ascorbic Acid):

    - Chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận

    - Chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L

    Creatinine: 

    • Trị số bình thường trong nước tiểu: Nam: 177-230Umol/kg/24h. Nữ: 124-195Umol/kg/24h
    • Creatinin niệu giảm trong các trường hợp: Cường giáp, thiếu máu, loạn dưỡng cơ, giảm khối cơ, bệnh thận giai đoạn nặng, bệnh lơxemi, chế độ dinh dưỡng ăn chay
    • Creatinin tăng cao trong các trường hợp: 

    + Suy thận do nguồn gốc trước thận như suy tim mất bù, mất nước, xuất huyết, hẹp động mạch thận, dùng thuốc lợi tiểu hay thuốc hạ áp.

    + Suy thận do nguồn gốc tại thận: tổn thương cầu thận (Tăng huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa thận dạng tinh bột, viêm cầu thận, bệnh luput ban đỏ hệ thống, lắng đọng IgA tại cầu thận). Tổn thương ống thận (Viêm thận-bể thận cấp hay mạn, sỏi thận, đa u tủy xương, tăng acid Uric máu, nhiễm độc thận)
    + Suy thận do nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, các khối u bàng quang, khối u tử cung, xơ hóa sau phúc mạc.

    Calcium: 

    • Giúp tìm ra nguyên nhân gây ra sỏi thận và bệnh thận khác
    • Phát hiện overactivity hoặc underactivity trong tuyến cận giáp (tuyến ở cổ hormone giúp kiểm soát mức độ canxi trong máu)
    • Giám sát các rối loạn về thận và các bệnh về trao đổi chất canxi
    • Các kết quả thử nghiệm cũng có thể cho biết rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến khả năng của ruột non để hấp thụ chất dinh dưỡng. Các xét nghiệm nước tiểu đo lượng canxi thường được sử dụng kết hợp với các xét nghiệm khác để thực hiện chẩn đoán cụ thể.

    Microalbumin: 

    Giá trị tham khảo bình thường : Microalbumin niệu : < 20 mg/L; Microalbumin/Creatinin : < 30 mg/g

    Tăng nồng độ albumin nước tiểu vừa phải được tìm thấy trong cả hai lần xét nghiệm ban đầu và lặp lại cho thấy rằng một người có khả năng là ở trong giai đoạn đầu phát triển bệnh thận. Mức rất cao là một dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện một hình thức nghiêm trọng hơn của bệnh thận. Mức không phát hiện là một dấu hiệu cho thấy chức năng thận bình thường.

    Sự hiện diện của máu trong nước tiểu, nhiễm trùng tiểu đường, hoặc sự mất cân bằng acid-base có thể gây ra kết quả xét nghiệm microalbumindương tính sai. Thử nghiệm nên được lặp đi lặp lại sau khi các nguyên nhân đã được giải quyết.

Hỗ trợ trực tuyến

Mr Thiện

  • Kinh doanh
  • 0987.69.1238
  • 0902 993 586
  • hungvuongtbyt@gmail.com

Mr Tuấn

  • Kinh doanh
  • 0971 485 683
  • ytequangtuan@gmail.com