;

Xét nghiệm huyết học là gì?, các chỉ định xét nghiệm huyết học

  27/06/2017
Xét nghiệm huyết học hay xét nghiệm công thức máu (huyết đồ) là một trong những xét nghiệm thường quy được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học cũng như xét nghiệm y khoa. Và xét nghiệm này được chỉ định làm cho hầu hết các bệnh nhân dù đi khám ở bất kỳ phòng khám hay bệnh viện nào.

Trước đây xét nghiệm huyết học được thực hiện bằng các dụng cụ đếm tay, để xác định số lượng của từng loại tế bào máu, ngày nay mẫu máu được đưa vào và nhờ các máy đếm tự động, do vậy việc thực hiện công thức máu trở nên đơn giản hơn nhiều.

Xét nghiệm huyết học là xét nghiệm quan trọng cung cấp cho người thầy thuốc những thông tin hữu ích về tình trạng của bệnh nhân hoặc của người được xét nghiệm. Tuy nhiên phải biết rằng chỉ riêng công thức máu thì không thể cho phép đưa ra một chẩn đoán xác định về nguyên nhân gây bệnh, nó chỉ có tính chất định hướng, gợi ý mà thôi.

Ngoài ra xét nghiệm này còn cung cấp cho thầy thuốc rất nhiều các thông số liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bệnh mà họ đang cần điều trị. Từ đó có thể phát hiện thêm được các bệnh về máu có liên quan đến bệnh đang điều trị hoặc do điều trị một bệnh nào đó mà làm ảnh hưởng đến máu.

Xét nghiệm huyết học (công thức máu) là gì:

  • Công thức máu toàn bộ (Complete blood count) hay còn gọi là huyết đồ là xét nghiệm máu thường qui được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu và bệnh bạch cầu.
  • Tăng hoặc giảm bất thường số lượng các thành phần tế bào trong xét nghiệm công thức máu toàn bộ cho thấy bạn đang trong một tình trạng bệnh lý nào đó cần được chú ý và phân tích sâu hơn.
  • Công thức máu là xét nghiệm quan trọng cung cấp những thông tin hữu ích về: Hồng cầu (Các tế bào máu đỏ), mang ô-xy, Bạch cầu (Các tế bào máu trắng), chống nhiễm trùng, Hemoglobin, các protein vận chuyển oxy trong các tế bào máu đỏ, Hematocrit, tỷ lệ của các tế bào máu đỏ với thành phần huyết tương trong máu và Tiểu cầu, giúp đông máu.

1.2. Tại sao phải thực hiện xét nghiệm công thức mái toàn bộ

Công thức máu toàn bộ là xét nghiệm thông thường được thực hiện trong nhiều trường hợp:

Để đánh giá sức khỏe tổng thể: Bác sĩ có thể chỉ định làm công thức máu toàn bộ như là một phần của một cuộc kiểm tra y tế thường xuyên theo dõi sức khỏe chung.

Để chẩn đoán bệnh: Bác sĩ có thể chỉ định làm công thức máu toàn bộ nếu bạn cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi, sốt, viêm, bầm tím hoặc chảy máu,... công thức máu toàn bộ có thể giúp bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng. Nếu bác sĩ nghi ngờ bị nhiễm trùng, kiểm tra công thức máu toàn bộ cũng có thể giúp khẳng định chẩn đoán.

Để theo dõi một tình trạng bệnh lý: Nếu đã được chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu, chẳng hạn như bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu hoặc đa hồng cầu vera,…. bác sĩ có thể sử dụng công thức máu toàn bộ để theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh.

Để theo dõi quá trình điều trị: công thức máu toàn bộ được sử dụng để theo dõi sức khỏe nếu đang dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu.

1.3. Chuẩn bị

Nếu mẫu máu của bạn chỉ xét nghiệm công thức máu toàn bộ, có thể ăn uống bình thường trước khi thử nghiệm. Nếu mẫu máu được sử dụng cho các xét nghiệm khác như sinh hóa hoặc miễn dịch, bạn cần nhịn ăn một thời gian nhất định trước khi thử nghiệm (thường là trên 8 giờ). Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn cụ thể.

1.4. Quá trình thực hiện

Đối với xét nghiệm công thức máu toàn bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm sẽ lấy khoảng 2 ml máu từ tĩnh mạch ở cánh tay, thường ở nếp gấp khuỷu tay. Các mẫu máu được chống đông và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Trước đây công thức máu được thực hiên bằng các dụng cụ đếm tay, ngày nay nhờ các máy đếm tự động, việc thực hiện công thức máu trở nên đơn giản hơn nhiều. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường ngay lập tức sau khi lấy máu.

1.5. Kết quả

- Sau đây là kết quả công thức máu toàn bộ bình thường cho người lớn:

Hồng cầu:   Nam: 4,2 - 6,0 T/L (T/l: nghìn tỷ tế bào / lít)

Nữ: 3,8 - 5 T/L

Hemoglobin:         Nam: 130 - 170 g/L  (gram/lít)

Nữ: 120 - 150 g/L

Hematocrit:          Nam: 38 - 49% .

Nữ: 34,9-44,5% .

Bạch cầu: 3,0 – 10,0 G/L (G/L: tỉ tế bào / lít)

Tiểu cầu: 140 - 350 G/L.

- Kết quả bất thường:

Hồng cầu, hemoglobin và hematocrit thấp hơn bình thường trong tình trạng bị thiếu máu. Thiếu máu gây ra mệt mỏi và yếu. Thiếu máu có nhiều nguyên nhân, bao gồm mất máu, tan máu, thiểu dưỡng hoặc bệnh lý của tủy xương. Hồng cầu cao hơn bình thường (erythrocytosis), hemoglobin hoặc hematocrit ở mức cao trong tình trạng máu bị cô, đa hồng cầu hoặc bệnh tim.

Số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu) có gặp trong nhiều tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như là rối loạn tự miễn dịch phá hủy các tế bào bạch cầu, các vấn đề tủy xương hay ung thư. Một số loại thuốc cũng có thể gây ra số lượng tế bào máu trắng thấp. Nếu số lượng bạch cầu cao hơn bình thường, có thể bị nhiễm trùng hoặc viêm. Hoặc, nó có thể chỉ ra có rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc bệnh tủy xương. Bạch cầu cao cũng có thể là một phản ứng với thuốc.

Số lượng tiểu cầu thấp hơn so với bình thường (giảm tiểu cầu) hoặc cao hơn bình thường thường là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó, hoặc nó có thể là một tác dụng phụ của thuốc. Nếu số lượng tiểu cầu nằm ngoài phạm vi bình thường, có thể sẽ cần thêm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây ra.

Các kết quả bất thường trong xét nghiệm công thức máu toàn bộ phản ánh rất nhiều tình trạng bệnh lý của cơ thể, vì vậy cần nói chuyện với bác sỹ để có thể nhận được các tư vấn cần thiết. Trong nhiều trường hợp bác sỹ của bạn có thể giới thiệu bạn đến gặp bác sỹ chuyên khoa huyết học, những người có nhiều kinh nghiệm về các bệnh lý liên quan đến máu để có thể đưa ra cho bạn những tư vấn sâu hơn.

Bình luận

Hỗ trợ trực tuyến

Mr Thiện

  • Kinh doanh
  • 0987.69.1238
  • 0902 993 586
  • hungvuongtbyt@gmail.com

Mr Tuấn

  • Kinh doanh
  • 0971 485 683
  • ytequangtuan@gmail.com